LƯỚI POLYESTER

Polyester là vật liệu được Quang Minh sử dụng trong chu trình sản xuất cửa lưới chống muỗi. Hiện tại, có 2 loại lưới Polyester Quang Minh đang sử dụng đó là: Lưới BS Polyester Lưới HQ Polyester.

  • Lưới BS Polyester Quang Minh sử dụng Polyester Ethylene. Ethylene polyester, còn được gọi là PET, là loại polyester phổ biến nhất trên thị trường. Thành phần chính của PET là ethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ, và trong quá trình tạo ra sợi polyester, ethylene đóng vai trò là polyme tương tác với các hóa chất khác để tạo ra một hợp chất dạng sợi ổn định.
  • Lưới HQ Polyester Quang Minh sử dụng Polyester PCDT. Mặc dù polyester PCDT không phổ biến như polyester PET, nhưng nó có tính đàn hồi cao hơn, điều này làm cho nó trở nên lý tưởng cho một số ứng dụng nhất định. Polyester PCDT cũng bền hơn polyester PET, vì vậy loại vải này thường được ưa chuộng cho các ứng dụng nặng như vải bọc và rèm cửa.

Lưới chống muỗi dệt từ sợi POLYESTER

  • Được dệt từ sợi Polyeter kết hợp với các phụ gia tăng cứng không mùi, không độc hại an toàn sức khỏe, môi trường. Sau đó sử dụng máy gấp nếp tạo ra các nếp lưới từ 16mm – 20mm, phù hợp với nhu cầu của các nhà sản xuất lưới chống côn trùng.
  • Cửa lưới xếp Quang Minh sử dụng nếp gấp 20mm.

Chúng tôi xin trích dẫn bài viết cụ thể về chất liệu POLYESTER  giúp khách hàng am hiểu thêm.

1. Polyester là gì?

        Polyester là một nhóm các polyme có chứa nhóm chức este trong mỗi mắt xích của mạch chính. Có bốn dạng sợi polyester cơ bản là sợi filament, xơ, sợi thô, và fiberfill.

Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, vật liệu cách điện,đệm… Sợi Polyester có nhiều ưu thế hơn khi so sánh với các loại sợi truyền thống là không hút ẩm, nhưng hấp thụ dầu. Chính những đặc tính này làm cho Polyester trở thành một loại sản phẩm hoàn hảo đối với những ứng dụng chống nước, chống bụi và chống cháy. Khả năng hấp thụ thấp của Polyester giúp nó tự chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên. Lưới Polyester không bị co, nhăn khi giặt, chống nhăn và chống kéo giãn. Nó cũng dễ dàng được nhuộm màu và không bị hủy hoại bởi nấm mốc. Vải Polyester là vật liệu cách nhiệt hiệu quả, do đó nó được dùng để sản xuất gối, chăn, đệm, áo khoác ngoài và túi ngủ...

Vải polyester

Vải hoặc Lưới 100% Polyester có thể có nếp gấp vĩnh viễn với các hình dạng. Chúng cũng có khả năng chống bám bẩn cao nên rất tốt cho việc lau chùi.

2. Lịch sử của Polyester

Polyester được phát hiện trong phòng thí nghiệm vào những năm 1930. Đến những năm 1939 – 1941, nhiều nhà khoa học người anh bắt đầu chú ý đến loại chất liệu này và bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về polyester, tiến đến sự ra đời của loại chất liệu tổng hợp này.

       Theo một nghiên cứu năm 2006, Trung Quốc là nhà sản xuất sợi polyester lớn nhất. Trung Quốc cũng là thị trường polyester lớn nhất thế giới, khiến quốc gia này trở thành trung tâm của ngành công nghiệp polyester quốc tế.

       Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia cũng là những nhà sản xuất polyester chính, và một số hoạt động sản xuất polyester vẫn diễn ra ở Hoa Kỳ. Một khi sợi polyester được sản xuất ở Trung Quốc và các nước châu Á khác, chúng chủ yếu vẫn ở châu Á để được sản xuất thành quần áo và các mặt hàng tiêu dùng dựa trên polyester khác. 

       Từ đó, những mảnh quần áo polyester thành phẩm này được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác nhau ở thế giới phương Tây và hơn thế nữa.

Cấu tạo của sợi vải polyester

3. Cấu tạo của sợi vải polyester

Đến năm 1946, DuPont – người phát hiện ra polyester bắt đầu mua bản bản quyền sản xuất và thị trường hóa loại vải này. Cho đến thời điểm hiện tại Polyester có 2 dạng chính là Polyethylene Terephthalate (PET) và poly-1, 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate (PCDT). Trong 2 loại chính này thì PET phổ biến hơn nhờ có tính ứng dụng cao và bền hơn. Bên cạnh đó, PET còn có thể sử dụng độc lập hoặc trộn với nhiều loại vải khác để phát huy tính chống bụi bẩn và chống nhăn vô cùng hiệu quả.

4. Quy trình sản xuất sợi Polyester

Để sản xuất ra sợi polyester hoàn chỉnh phải trải qua 5 công đoạn bao gồm: trùng hợp, làm khô, kéo sợi, kéo căng và cuốn sợi:

4.1.Trùng hợp

Cho 2 chất Dimethyl Terephthalate phản ứng với Ethylene Glycol cùng với các chất xúc tác ở mức nhiệt 150 – 210 độ C.

Kết quả của phản ứng này là monomer, tiếp tục kết hợp với axit Terephthalic và tăng mức nhiệt lên 280 độ C để tạo thành Polyester. Sau đó, Polyester nóng chảy được ép thành 1 dải dài.

4.2. Làm Khô

Các dải dài Polyester sẽ được làm lạnh đến khi cứng và được cắt thành những hạt vô cùng nhỏ. Như vậy dễ dàng bảo quản và đảm bảo độ bền trong một thời gian dài.

4.3. Kéo sợi

Các sợi Polyester nhỏ sau đó sẽ được đun chảy ở nhiệt độ từ 260 – 270 độ C, tạo thành một dung dịch đặc sệt và đựng trong một thùng kim loại hay còn gọi là ổ phun sợi đùn ép dung dịch qua những lỗ nhỏ có nhiều hình dạng khác nhau dạng tròn, đa giác, ngũ giác,…

Tùy theo kích thước của sợi vải mà mật độ ổ phun khác nhau. Các sợi sau khi phun ra xoắn vào nhau tạo thành những sợi đơn.

Trong quá trình kéo sợi, các nhà sản xuất có thể bổ sung thêm nhiều chất hóa học khác để vải có thêm khả năng chống tích điện, chống cháy và có thể nhuộm màu một cách dễ dàng hơn.

Quá trình kéo sợi Polyester

4.4. Kéo căng

Sợi Polyester sau khi được kéo sợi rất mềm, nên có thể kéo dài ra gấp trăm lần chiều dài ban đầu. Sau khi kéo căng, sợi Polyester có sự thay đổi về đường kính, độ dài và cả độ dày. Đây là bước các nhà sản xuất liên kết các sợi đơn với nhau, tạo ra độ mềm và cứng của vải theo ý muốn.

4.5. Quá trình cuốn sợi polyester

Đây là bước cuối cùng trong quá trình tạo ra sợi Polyester, sau khi kéo căng Polyester được cuốn vào ống sợi lớn rồi mang đi dệt thành vải, lưới…  

Quá trình cuốn sợi polyester

5. Các sản phẩm dệt từ sợi Polyester có tốt không?

Bất kỳ loại sợi nào cũng đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, không phải tự nhiên mà loại sợi này được ứng dụng nhiều trong sản xuất đến vậy. So với các loại sợi tự nhiên thông thường thì Polyester có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như không hút ẩm nhưng hấp thụ dầu. Chính đặc điểm này khiến chúng trở nên hoàn hảo đối với những ứng dụng chống thấm nước, chống bụi và chống cháy. Khả năng thấm hút kém giúp chúng chống lại vết bẩn một cách tự nhiên. Polyester có khả năng chống co rút rất tốt mà không bị nhăn nhúm.

Ưu điểm

a. Khả năng chống nước tốt

Những vật dụng cần khả năng chống nước cao thường được sản xuất từ Polyester như túi ngủ, áo khoác, lều bạt,… vì đặc tính của loại vải này là hút ẩm kém, dễ dàng gia công hay sơn phủ màu mà không lo bị phai màu theo thời gian.

Ảnh lưới (bổ sung sau)

Polyester với khả năng chống nước tương đối tốt

b. Khả năng chống nhăn

Một đặc điểm nổi trội dễ nhận thấy nhất là khả năng chống nhăn của sản phẩm dệt từ Polyester. Trong suốt quá trình sử dụng, dù có giặt trong một thời gian dài thì việc vải bị nhăn hay biến dạng rất ít khi xảy ra. Vì vậy bạn có thể yên tâm sử dụng chúng trong một thời gian dài mà không lo vải bị giãn hay mất form dáng.

c. Không hấp thụ chất bẩn và dễ vệ sinh

Với bề mặt sáng bóng và khả hấp thụ kém, điều này vô tình khiến polyester có khả năng chống bụi bẩn rất tốt.

d. Giá thành rẻ

Lưới Polyester được tổng hợp từ các nguyên liệu có mức giá thấp và quy trình sản xuất không quá phức tạp. Vì vậy, các sản phẩm được sản xuất bằng chất liệu này có giá cả rất phải chăng phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.

e. Những đặc điểm ưu việt khác

Chưa dừng lại ở đó, polyester còn có khả năng chống cháy đảm bảo an toàn cho người dùng, khả năng chống nấm mốc và bụi bẩn và có tính cách nhiệt cao.

6. Ứng dụng của Polyester

Chất vải polyester được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng:

May vải chống thấm nước như ô dù, lều bạt, quần áo mưa,…

Vải thun polyester được sản xuất rộng rãi trong hầu hết mọi loại trang phục quần áo, chăn ga gối đệm, vải bọc nội thất,…

Polyester thường được ứng dụng sản xuất ga giường

Polyester có thể được sử dụng làm lớp cách nhiệt trong đệm, hay gối, chăn bông bằng cách sản xuất sợi rỗng.
Sợi polyester thường được pha với các loại sợi tự nhiên như cotton, modal,… để tăng thêm sự bền cho chất liệu, giúp chất vải ít bị nhàu, dễ bảo quản và nhuộm màu lên rõ nét hơn.

Ngoài những ứng dụng kể trên, quần áo thể thao làm từ chất liệu polyester cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời. Quần áo thể thao có chất liệu hoàn hảo nhất là vải tổng hợp từ cotton là polyester. Vốn là loại vải có độ bền cao, nhưng khả năng thấm hút của polyester lại có hạn, nó chỉ tách dầu ra khỏi cơ thể chứ không thể thấm nước, điều này có thể khiến cơ thể bạn trở nên “nặng mùi” hơn khi tập. Polyester khi kết hợp với cotton sẽ tạo ra một chất liệu tuyệt vời. Bởi cotton với khả năng thấm hút tốt và mềm mại cùng với khả năng co giãn khá tốt của polyester chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một cảm giác thoải mái nhất khi tập.

7. Vệ sinh và bảo quản

Việc giữ gìn và bảo quản vải Polyester rất dễ dàng. Quần áo hay chăn ga làm từ vải Polyester dễ dàng giặt ủi vì chúng không bám bẩn, khả năng làm khô nhanh chóng và không bị co giãn hay mất form dáng khi giặt. Vì tính năng ít nhàu, nên bạn không cần phải là ủi quá nhiều, nếu có chỉ nên là ủi chúng ở nhiệt độ thấp để đảm bảo độ bền cho vải.