LƯỚI INOX 316L

1. Lưới inox 316 L

      Lưới inox hay còn gọi là lưới thép không gỉ được ký hiệu SUS. Đây là lưới được đan hay hàn từ các sợi dây inox tạo thành ô lưới lớn nhỏ khác nhau hoặc từ tấm inox phẳng đục lỗ tạo thành tấm lưới cũng được gọi là lưới inox.

      Có nhiều chủng loại lưới inox khác nhau nhưng 3 loại lưới thường dùng nhất trên thị trường hiện nay là inox 201, 304 và 316.

      Phân theo chủng loại thì có lưới inox đan ô vuông gợn sóng, dệt gân sóng, hàn chập với nhiệt độ cao, đục lỗ tròn hay lỗ vuông…

      Hiện nay Quang Minh đang sử dụng loại lưới Inox 316L (thuộc phân loại Austenitic) là loại thép không gỉ thông dụng nhất được nhập khẩu từ của các nhà máy có quy mô sản xuất lớn của Trung Quốc đảm bảo chất lượng, có đầy đủ chứng chỉ nhập khẩu và xuất xứ hàng hóa (xem chi tiết)

Cuộn lưới inox 316L

Chúng tôi xin trích dẫn bài viết cụ thể về chất liệu inox 316L  giúp khách hàng am hiểu thêm.

2. Lưới inox 316 là gì?

       Trong lĩnh vực luyện kim, thép không rỉ còn gọi là thép inox hay inox  bắt nguồn trong tiếng Pháp inoxydable (inoxidizable) là một hợp kim thép, có hàm lượng crôm tối thiểu 10,5% theo khối lượng và tối đa 1,2% carbon theo khối lượng. Thép không gỉ nổi bật nhất là khả năng chống ăn mòn, tăng lên khi tăng hàm lượng crôm. Bổ sung molypden làm tăng khả năng chống ăn mòn trong việc giảm axit và chống lại sự tấn công rỗ trong dung dịch clorua. Do đó, có rất nhiều loại thép không gỉ với hàm lượng crôm và molypden khác nhau để phù hợp với môi trường mà hợp kim phải chịu đựng. Khả năng chống ăn mòn và nhuộm màu của thép không gỉ, bảo trì thấp và độ bóng quen thuộc làm cho nó trở thành vật liệu lý tưởng cho nhiều ứng dụng đòi hỏi cả cường độ của thép và chống ăn mòn.

      Thép không gỉ được cuộn thành tấm, tấm, thanh, dây và ống được sử dụng trong: dụng cụ nấu ăn, dao kéo, dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ chính; vật liệu xây dựng trong các tòa nhà lớn, như Tòa nhà Chrysler; thiết bị công nghiệp (ví dụ, trong các nhà máy giấy, nhà máy hóa chất, xử lý nước); và bể chứa và tàu chở dầu cho hóa chất và thực phẩm (ví dụ, tàu chở hóa chất và tàu chở dầu). Khả năng chống ăn mòn của thép không gỉ, dễ dàng làm sạch và khử trùng bằng hơi nước và không cần lớp phủ bề mặt cũng có ảnh hương đến mức độ phổ biến trong ứng dụng nó trong nhà bếp thương mại và nhà máy chế biến thực phẩm.

3. Lich sử 

      Thép không gỉ gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley. Khi vào năm 1913, ông đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu mài mòn cao, bằng việc giảm hàm lượng carbon xuống và cho crôm vào trong thành phần thép (0.24% C và 12.8% Cr).

      Sau đó hãng thép Krupp ở Đức tiếp tục cải tiến loại thép này bằng việc cho thêm nguyên tố niken vào thép để tăng khả năng chống ăn mòn axit và làm mềm hơn để dễ gia công. Trên cơ sở hai phát minh này mà hai loại mác thép 400 và 300 ra đời ngay trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau chiến tranh, những năm 20 của thế kỷ 20, một chuyên gia ngành thép người Anh là ông W. H Hatfield tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ý tưởng về thép không gỉ. Bằng việc kết hợp các tỉ lệ khác nhau giữa ni ken và crôm trong thành phần thép, ông đã cho ra đời một loại thép không gỉ mới 18/8 với tỉ lệ 8% Ni và 18% Cr, chính là mác thép 304 quen thuộc ngày nay. Ông cũng là người phát minh ra loại thép 321 bằng cách cho thêm thành phần titan vào thép có tỉ lệ 18/8 nói trên.

Trải qua gần một thế kỷ ra đời và phát triển, ngày nay thép không gỉ đã được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dân dụng và công nghiệp với hơn 100 mác thép khác nhau.

      Trong ngành luyện kim, thuật ngữ thép không gỉ (inox) được dùng để chỉ một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Tên gọi là "thép không gỉ" nhưng thật ra nó chỉ là hợp kim của sắt không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác. Vật liệu này cũng có thể gọi là thép chống ăn mòn. Thông thường, có nhiều cách khác nhau để ứng dụng inox cho những bề mặt khác nhau để tăng tuổi thọ của vật dụng. Trong đời sống, chúng xuất hiện ở khắp nơi như những lưỡi dao cắt hoặc dây đeo đồng hồ...

      Thép không gỉ có khả năng chống sự ôxy hoá và ăn mòn rất cao, tuy nhiên sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kỹ thuật của chúng để phù hợp vào từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng.

      Khả năng chống lại sự oxy hoá từ không khí xung quanh ở nhiệt độ thông thường của thép không gỉ có được nhờ vào tỷ lệ crôm có trong hợp kim (nhỏ nhất là 13% và có thể lên đến 26% trong trường hợp làm việc trong môi trường làm việc khắc nghiệt). Trạng thái bị oxy hoá của crôm thường là crôm ôxit(III). Khi crôm trong hợp kim thép tiếp xúc với không khí thì một lớp chrom III oxit rất mỏng xuất hiện trên bề mặt vật liệu; lớp này mỏng đến mức không thể thấy bằng mắt thường, có nghĩa là bề mặt kim loại vẫn sáng bóng. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không tác dụng với nước và không khí nên bảo vệ được lớp thép bên dưới. Hiện tượng này gọi là sự oxi hoá chống gỉ bằng kỹ thuật vật liệu. Có thể thấy hiện tượng này đối với một số kim loại khác như ở nhôm và kẽm.

      Khi những vật thể làm bằng inox được liên kết lại với nhau với lực tác dụng như bu lông và đinh tán thì lớp ôxit của chúng có thể bị bay mất ngay tại các vị trí mà chúng liên kết với nhau. Khi tháo rời chúng ra thì có thể thấy các vị trí đó bị ăn mòn.

      Niken cũng như mô-lip-đen và vanađi cũng có tính năng oxy hoá chống gỉ tương tự nhưng không được sử dụng rộng rãi.

      Bên cạnh crôm, niken cũng như mô-lip-đen và ni tơ cũng có tính năng oxi hoá chống gỉ tương tự.

      Niken (Ni) là thành phần thông dụng để tăng cường độ dẻo, dễ uốn, tính tạo hình của thép không gỉ. Mô-lip-đen (Mo) làm cho thép không gỉ có khả năng chịu ăn mòn cao trong môi trường axit. Ni tơ (N) tạo ra sự ổn định cho thép không gỉ ở nhiệt độ âm (môi trường lạnh).

      Sự tham gia khác nhau của các thành phần crôm, niken, mô-lip-đen, ni tơ dẫn đến các cấu trúc tinh thể khác nhau tạo ra tính chất cơ lý khác nhau của thép không gỉ.

4. Phân loại

Có bốn loại thép không gỉ chính: Austenitic, Ferritic, Austenitic-Ferritic (Duplex) và Martensitic.

      Austenitic là loại thép không gỉ thông dụng nhất. Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s… Loại này có chứa tối thiểu 7%Niken, 16% crôm, carbon (C) 0.08% max. Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Loại thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác…

     Ferritic là loại thép không gỉ có tính chất cơ lý tương tự thép mềm, nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm (thép carbon thấp). Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 430, 410, 409... Loại này có chứa khoảng 12% - 17% crôm. Loại này, với 12%Cr thường được ứng dụng nhiều trong kiến trúc. Loại có chứa khoảng 17%Cr được sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt, các kiến trúc trong nhà...

      Austenitic-Ferritic (Duplex)Đây là loại thép có tính chất "ở giữa" loại Ferritic và Austenitic có tên gọi chung là DUPLEX. Thuộc dòng này có thể kể ra LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Loại thép duplex có chứa thành phần Ni ít hơn nhiều so với loại Austenitic. DUPLEX có đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển... Trong tình hình giá thép không gỉ leo thang do ni ken khan hiếm thì dòng DUPLEX đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để thay thế cho một số mác thép thuộc dòng thép Austenitic như SUS 304, 304L, 316, 316L, 310s…

      • Martensitic: Loại này chứa khoảng 11% đến 13% Cr, có độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối. Được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao...

5. Đặc tính của thép không gỉ

Các đặc tính của nhóm thép không gỉ có thể được nhìn dưới góc độ so sánh với họ thép carbon thấp. Về mặt chung nhất, thép không gỉ có:

    • Tốc độ hóa bền rèn cao

    • Độ dẻocao hơn

    • Độ cứngvà độ bền cao hơn

    • Độ bền nóng cao hơn

    • Chống chịu ăn mòn cao hơn

    • Độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn

    • Phản ứng từ kém hơn (chỉ với thép austenit)

    Các cơ tính đó thực ra đúng cho họ thép austenit và có thể thay đổi khá nhiều đối với các mác thép và họ thép khác.

    Các cơ tính đó liên quan đến các lĩnh vực ứng dụng thép không gỉ, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của thiết bị và phương pháp chế tạo.

Bảng 1 (Phần A). Tính chất so sánh của họ thép không gỉ

Nhóm hợp kimTừ tínhTốc độ hóa bền rènChịu ăn mònKhả năng hóa bền
AustenitKhôngRất caoCaoRèn nguội
DuplexTrung bìnhRất caoKhông
FerritTrung bìnhTrung bìnhKhông
MartensitTrung bìnhTrung bìnhTôi và Ram
Hoá bền tiết phaTrung bìnhTrung bìnhHóa già

     (1)- Sức hút của nam châm đối với thép. Chú ý, một số mác thép bị nam châm hút khi đã qua rèn nguội.

     (2)- Biến động đáng kể giữa các mác thép trong mỗi nhóm, ví dụ, các mác không gia được có tính chịu ăn mòn thấp hơn, và khi có Mo cao hơn sẽ có tính kháng cao hơn.

Bảng 1 (Phần B): Cơ tính so sánh của họ thép không gỉ.

Nhóm hợp kimTính dẻoLàm việc ở nhiệt độ caoLàm việc ở nhiệt độ thấpTính hàn
AustenitRất caoRất caoRất tốtRất cao
DuplexTrung bìnhThấpTrung bìnhCao
FerritTrung bìnhCaoThấpThấp
MartensitThấpThấpThấpThấp
Hoá bền tiết phaTrung bìnhThấpThấpCao

     (3)- Đo bằng độ dẻo dai hoặc độ dẻo ở gần 0 °C. Thép không gỉ Austenit giữ được độ dẻo ở nhiệt độ thấp.

6. Phân loại theo tiêu chuẩn

      Có nhiều biến thể về thép không gỉ và học viện gang thép Mỹ (AISI) trước đây quy định một số mác theo chuẩn thành phần, và vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi như ngày nay. Ngày nay, SAE và ASTM dựa theo chuẩn của AISI để quy định các mác thép của mình, được đánh chỉ số UNS là 1 ký tự + 5 chữ số đối với các mác thép mới. Phạm vi đánh chỉ đầy đủ nhất của những họ thép không gỉ được sử dụng trong Hiệp hội gang thép (ISS), và sổ tay SEA/ASTM về hệ chỉ số hợp nhất. Các mác thép nào đó khác không có chỉ số chuẩn, mà đang được sử dụng ở các quốc gia khác hoặc các quy định quốc tế, hoặc quy định đối với sản xuất chuyên biệt như các chuẩn về thép dây hàn.

7. Quy trình sản xuất lưới inox 316L

Về cơ bản, quy trình sản xuất lưới inox 316L bao gồm những công đoạn sau:

     Bước 1: Cho các nguyên liệu vào lò điện và tiến hành nấu chảy trong khoảng 8-12h. Phần thép kết tinh được gọi là phôi thép.

     Bước 2: Quá trình cán nóng sẽ diễn ra để tạo hình phôi thép.

     Bước 3: Công đoạn tiếp theo chính là ủ nhiệt bao gồm nung nóng và làm lạnh.

     Bước 4: Chờ thép nguội và tiến hành cắt theo kích thước mong muốn.

8. Ứng dụng lưới inox 316

      Với nhiều đặc tính nổi bật như chịu nhiệt, chịu lực, dẻo dai, dễ uốn, sản phẩm có tính ứng dụng đa dạng. Hiện tại, lưới Inox 316 được xem là trợ thủ đắc lực của mọi người trong các lĩnh vực sau đây:

8.1. Lưới inox 316 dùng trong xây dựng

     • Lọc sạch vết bẩn và tạp chất bên trong nguồn khoáng sản dùng cho xây dựng.

     • Biến tấu thành rò đá và nhiều đồ dùng trang trí nội thất đem đến không gian sang trọng và độc đáo cho căn nhà của bạn.

     • Thiết kế tấm chắn chống chim, chống chuột

     • Sản phẩm được chế tạo thành cửa chống muỗi hoặc vách ngăn các loại côn trùng xâm nhập vào bên trong công trình

Cửa lưới inox Quang Minh sử dụng lưới 316L

8.2. Lưới thép Inox 316 dùng trong ngành thực phẩm

      • Sản phẩm được ứng dụng trong quá trình lọc sữa và lọc mắm.

      • Loại bỏ bã trái cây trong nước ép.

      • Dùng làm bàn chặn để lọc cặn nước sinh hoạt, lọc chất thải thừa bên trong dầu ăn, nước giải khát.

      • Lưới thép Inox 316 giá rẻ còn được ứng dụng để lọc bia, bã cà phê hoặc mật ong.

8.3. Lưới thép Inox 316 dùng trong ngành công nghiệp

      • Đặt trên mặt thùng container để lọc dầu công nghiệp, lọc keo hoặc các loại nước sơn tường.

      • Sản phẩm được sử dụng phổ biến trong hệ thống công nghệ mạch điện tử để lọc vụn bột điện tử.

      • Lưới Inox 316L giá rẻ dùng phổ biến trong công nghệ gia công bề mặt xe ô tô. Đem đến cho xế yêu vẻ đẹp bóng bẩy và bắt mắt.

Lưới inox sử dụng trong công nghiệp

8.4. Lưới thép Inox 316 dùng trong ngành nông nghiệp

      • Lớp đặt bên trong hồ nuôi trồng thủy sản để lọc bỏ tạp chất, rác rưởi và chất thải cặn bã của vật nuôi.

      • Lọc nguồn nước sạch để nuôi tôm sống hoặc các loài thủy sản kén nước khác. 

      • Lưới Inox 316 ứng dụng rộng rãi trong việc lọc nước ao hồ, sông suối và nước biển để đem đến nguồn nước sạch hơn con người. 

Lưới inox sử dụng trong nông nghiệp

8.5. Lưới thép Inox 316 dùng trong ngành dược phẩm

      • Lọc sạch bột thuốc trong dây chuyền sản xuất thuốc dược phẩm

      • Lọc chất cặn trong các loại nước thuốc được làm từ nguyên liệu xay nhuyễn.

      • Lưới thép Inox 316 sử dụng trong băng chuyền vận chuyển thuốc.